Phương
pháp này dựa trên nguyên lý tạo ra sự chênh lệch áp suất bên trong và
bên ngoài gỗ để thuốc thấm nhanh vào trong gỗ,
Tẩm gỗ theo nguyên lý này được Bréant đăng ký bản quyền năm 1831 và gọi
tên là phương pháp tế bào đầy. Bethell đã tẩm bằng dầu creozot với
phương pháp tế bào đầy và độ sâu chân không duy trì thấp nhất là 60
mmHg. Wasseman đưa ra một patent về phương pháp tế bào rỗng vào năm
1902, chính phương pháp này được Ruping áp dụng vào thực tiễn và sau này
được gọi là phương pháp Ruping. Các phương pháp này nhanh chóng được
phổ biến ở nhiều nước ngay từ đầu thế kỷ 20 vì nó không những đạt được
lượng thuốc thấm và độ thấm sâu lớn hơn so với bất kỳ một phương pháp
tẩm .nào khác trong một thời gian ngắn, mà còn đạt được năng suất tẩm
cao thích hợp đốì với các cơ sở có sô" lượng gỗ tẩm lớn, dễ công nghiệp
hoá cơ sở ngâm tẩm, mặc dù nó đòi hỏi các trang thiết bị phức tạp và
hiện đại. Hai quá trình cơ bản trong phương pháp tẩm này là:
- Tăng áp lực: Tạo ra sức nén để ép thuốc thấm vào gỗ với trị số" áp lực thông thường từ 6 đến 12 kg/ cm2.
- Hút chân không: Độ sâu chân không thường từ 600 đến 650 mm/ Hg Trật tự của hai quá trình cơ bản này thay đổi tùy theo qui trình, tức phụ thuộc vào nhiều yếu tô” như khả năng thấm thuốc của các loại gỗ, độ ẩm gỗ, loại thuốc, lượng thuốc thấm cần thiết...
Nguồn : Sách Công Nghệ Chế Biến Gỗ
- Tăng áp lực: Tạo ra sức nén để ép thuốc thấm vào gỗ với trị số" áp lực thông thường từ 6 đến 12 kg/ cm2.
- Hút chân không: Độ sâu chân không thường từ 600 đến 650 mm/ Hg Trật tự của hai quá trình cơ bản này thay đổi tùy theo qui trình, tức phụ thuộc vào nhiều yếu tô” như khả năng thấm thuốc của các loại gỗ, độ ẩm gỗ, loại thuốc, lượng thuốc thấm cần thiết...
Nguồn : Sách Công Nghệ Chế Biến Gỗ